Ngày đăng  

01/03/2024, 09:42

NỘI DUNG MÔ TẢ

Từ đây về sau, trong cuộc đời này không ai làm động tâm chúng ta được, nhất định là ta không làm ác cho người khác, chúng ta có thể rơi giọt nước mắt thương người chứ đừng làm cho người đổ giọt nước mắt vì chúng ta làm khổ họ, đó là con đường tu tập của Đạo Phật.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày 8 tháng 5 năm 2001

ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH

Thí dụ như bây giờ đặt thành vấn đề, nếu mà trên hoàn cảnh xảy ra cho gia đình các con, bây giờ ông chồng có một người vợ bé, ông ta theo một người nào đó thì các con suy tư để tâm mình đừng buồn về vấn đề đó, đây là nhân quả.

Cho nên các con thấy, vừa rồi hôm qua Thầy có tiếp 2 vợ chồng là bác sĩ, bà vợ được đi học ở bên Pháp, do đó bà quen với một người bạn, rồi từ đó thân thuộc với người bạn đó. Ông chồng cũng là bác sĩ nên ông cũng buồn, vì vậy mà ông đi cặp với người khác. Bà vợ sau khi biết ông chồng cặp với người khác thì xin ly dị, ông cũng đồng ý cho bà ly dị. Nhưng mà hai ông bà quên rằng họ còn có những đứa con, hai đứa con, một gái và một trai. Đứa con gái thì đã có chồng rồi, còn đứa con trai thì chưa lập gia đình, mới học Đại học được 2 năm.

Gia đình xảy ra cha mẹ chia rẽ như vậy, nó quá đau khổ, nó không còn học nữa, nó phát loạn, nó điên, coi như là nó ngơ ngơ ngẩn ngẩn, bây giờ không biết ở với cha hay ở với mẹ. Ở với cha thì cha nuôi, ở với mẹ thì mẹ nuôi. Ở với cha có một người mẹ ghẻ thì nó thấy cũng đau khổ, mà ở với mẹ có một người cha ghẻ thì cũng khổ, bây giờ nó chẳng biết như thế nào, thấy rất tội!

Người làm cha mẹ sao không hy sinh cho con họ, để cho con họ khổ sở như thế này đến nỗi mà thằng nhỏ phải điên như vậy? Các con biết, họ là bác sĩ, những người tri thức chứ đâu phải những người nông dân dốt nát đâu? Thế mà tại sao họ không dám hy sinh cuộc đời cho con họ, họ đã sanh ra chúng để rồi họ chạy theo cái hướng nào đây? Các con thấy đạo đức có cho phép làm điều này không?

Tại sao chúng ta sanh ra những đứa con mà để chúng đau khổ? Bây giờ đứa con kia có chồng, nhờ có gia đình riêng nên cuộc sống được an ủi, nó không đau khổ bằng đứa trẻ mà chưa có gia đình, còn nương tựa vào cha và mẹ. Bây giờ cha mẹ chia đôi ra, thử hỏi tâm can nó còn chỗ nào mấy con? Nó có chết được nữa không?

Cha một nơi, mẹ một ngã, bây giờ theo cha thì hình ảnh cha mẹ chia cắt như vậy còn có nghĩa gì? Các con phải hiểu!

Bởi vậy, khi nghe câu chuyện Thầy thương đứa nhỏ, hôm qua gặp Thầy an ủi nó: “Hôm nào con cứ về thăm Thầy, Thầy sẽ là một nguồn an ủi động lực lớn cho con, nhưng mà con phải bình tĩnh, đừng vì một chút gì mà con tự giết đời con”, Thầy chỉ an ủi như vậy.

Thì các con biết cuộc đời quá nhiều chuyện đau khổ, ngang trái mà người làm cha mẹ không ý thức được, người ta chỉ nghĩ rằng trả thù: bây giờ bà vợ vậy thì mình kiếm bà vợ khác để trả thù nhưng không ngờ rằng mình nên ở vậy nuôi con.

Thầy nói như thế này, trong chùa này Thầy đã chứng kiến nhiều việc… Sư Tuệ Tĩnh là một người Việt Nam vượt biên sang ngoại quốc, sau khi ra ngoại quốc, trên chiếc tàu mà gia đình đóng để vượt biên có 9 đứa con, một người vợ và ông ta lái con tàu đó đi. Khi qua được bên Úc, lúc bấy giờ trong gia đình ông phải làm lụng rất khổ nuôi 9 đứa con và vợ. Còn bà vợ qua bên đó thì bà thay đổi, bà đi tìm một ông khác, bỏ 9 đứa con. Ông ở vậy, không tái giá nuôi 9 đứa con. Cho nên, hiện giờ 9 đứa con rất biết ơn ông và ông nghĩ cuộc đời quá đau khổ và không có nghĩa lý gì đối với ông nữa, cho nên ông quyết tâm đi tu. Sau khi 9 đứa con nên gia thất, đứa nào cũng có công ăn việc làm rồi, ông đi tu bên Nam Tông, sau đó ở bên Miến Điện, rồi ông biết chỗ này ông về đây tu, bây giờ ông về bên Úc ít hôm ông sẽ qua trở lại.

Thầy nghe tình cảm của một người cha sống như vậy nuôi con, thật Thầy không biết nói làm sao hết, Thầy rất thương ông, cho nên Thầy bảo ông khi nào có dịp về đây Thầy sẽ độ ông tu tới nơi tới chốn, mặc dù ông bị thay tim đó mấy con, nghĩa là ông bị bệnh người ta cắt tim của ông người ta bỏ đi và thay bằng trái tim khác, thế mà ông cố gắng về đây tu. Cái thân bệnh như vậy cũng có nhiều cái khổ, cuối cùng thì ông cũng yên ổn tu tập.

Đó là những sự kiện, vừa rồi xảy ra một đứa con như vậy, rồi gia đình sư Tuệ Tĩnh như vậy, thật đúng là đời không còn cái nghĩa gì nữa hết, con người không có đạo lý gì nữa hết. Cho nên vì vậy, Thầy còn khắc khoải, tại sao người ta không viết những đạo lý cho con người biết để mà sống, để người ta dám hy sinh làm chuyện gì lợi ích cho xã hội, ngay cả dòng máu của họ mà họ cũng không dám hy sinh nữa, chỉ cá nhân của họ thôi, như vậy thì làm sao họ hiểu được đạo đức này?

Đạo đức không làm khổ mình khổ người, thế mà không làm khổ mình khổ người cho những người thân của mình tại sao họ làm không được? Cho nên, ở đây khi các con đã được học đạo đức không làm khổ mình khổ người thì các con hãy cố gắng thực hiện cho mình, cho những người thân của mình, mình đừng thốt ra những lời nói để cho người thân của mình đau khổ, phải không các con?

Những người hàng ngày mình sống gặp nhau mà nỡ nói lời chát chúa để làm cho người ta đau khổ như vậy, để cho giọt nước mắt người ta đổ xuống như vậy, thì mình nỡ lòng nào? Thế mà mình hả giận, khi thấy người ta càng khóc mình lại thỏa thích chứ!?

Mình không nói được lời an ủi họ thì mình làm thinh chứ không dám nói, còn cái này nói cho người ta đổ nước mắt ra mà mình nói được sao?

Thật sự ra trong cuộc đời tu hành, Thầy cố gắng viết bộ sách đạo đức là vì Thầy đã từng thấy những nỗi khổ của chúng sanh, người ta không hiểu đạo đức cho nên người ta đã tự làm khổ người ta quá nhiều mà người ta không biết, làm khổ chính những người thân của họ, con của họ, vợ của họ hay là chồng của họ. Nhiều khi họ độc tài, người chồng độc tài hoặc người vợ độc tài, người chồng không có quyền hạn gì nữa hết, làm cho người chồng rất khổ, họ chịu đựng đó. Cuộc đời chồng vợ của họ thấy hoàn toàn trong đau khổ, không có nghĩa lý gì là đạo đức hết.

Cho nên, ở đây hôm nay các con được học, được theo Thầy phải lấy đạo đức làm đầu, nhất định là không làm khổ mình khổ người. Hôm nay các con đã biết được Phật pháp, đã biết được con đường của Phật dạy, ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, các pháp ác không làm, các pháp thiện nên làm, thì nhớ những lời của Đức Phật dạy như vậy mà chúng ta phải thực hiện những đạo đức làm người để xứng đáng là người con của Phật. Là Đạo Phật chứ đâu phải là đạo cúng bái, cầu siêu, cầu an; đâu phải là đạo niệm Phật, thần chú; đâu phải là đạo cầu khẩn cho mình được bình an, mà chính mình hãy mang sự bình an đó bằng những hành động thiện, bằng những hành động đạo đức, các con nhớ kỹ những điều Thầy nói.

Từ đây về sau, trong cuộc đời này không ai làm động tâm chúng ta được, nhất định là ta không làm ác cho người khác, chúng ta có thể rơi giọt nước mắt thương người chứ đừng làm cho người đổ giọt nước mắt vì chúng ta làm khổ họ, đó là con đường tu tập của Đạo Phật.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Giáo Án Rèn Nhân Cách – Lớp Ngũ Giới: Đức Chung Thuỷ – Tập 1

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Người có học đạo đức chung thủy gia đình thì cuộc sống luôn luôn tràn đầy niềm yêu thương chân thật, vợ chồng sống có tình, có nghĩa, biết nhường nhịn lẫn nhau, biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng trước mọi hoàn cảnh nghịch ý trái lòng, biết tha thứ mọi lỗi lầm của nhau khi lời qua tiếng lại, biết chia sẻ ngọt bùi, cay đắng khi gặp phải những cảnh gian nan thử thách, v.v..

Vượt thoát gia đình

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Diệu Tịnh

Vượt thoát gia đình, chứ không phải trốn gia đình để đi tu, mà là sống trong gia đình biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng; biết ngăn ác diệt ác; biết không làm khổ mình khổ người; biết giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì gia đình làm sao ràng buộc được, thì ngay đó là tu giải thoát rồi, chứ còn tu ở đâu nữa!?
5.0
Tổng 3 lượt bình luận

Ban biên tập

09:47 01 Th3 2024
1

“Từ đây về sau, trong cuộc đời này không ai làm động tâm chúng ta được, nhất định là ta không làm ác cho người khác, chúng ta có thể rơi giọt nước mắt thương người chứ đừng làm cho người đổ giọt nước mắt vì chúng ta làm khổ họ, đó là con đường tu tập của Đạo Phật.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:46 01 Th3 2024
1

“Cho nên, ở đây hôm nay các con được học, được theo Thầy phải lấy đạo đức làm đầu, nhất định là không làm khổ mình khổ người. Hôm nay các con đã biết được Phật pháp, đã biết được con đường của Phật dạy, ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, các pháp ác không làm, các pháp thiện nên làm, thì nhớ những lời của Đức Phật dạy như vậy mà chúng ta phải thực hiện những đạo đức làm người để xứng đáng là người con của Phật. Là Đạo Phật chứ đâu phải là đạo cúng bái, cầu siêu, cầu an; đâu phải là đạo niệm Phật, thần chú; đâu phải là đạo cầu khẩn cho mình được bình an, mà chính mình hãy mang sự bình an đó bằng những hành động thiện, bằng những hành động đạo đức, các con nhớ kỹ những điều Thầy nói.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

Ban biên tập

09:46 01 Th3 2024
1

“Đạo đức không làm khổ mình khổ người, thế mà không làm khổ mình khổ người cho những người thân của mình tại sao họ làm không được? Cho nên, ở đây khi các con đã được học đạo đức không làm khổ mình khổ người thì các con hãy cố gắng thực hiện cho mình, cho những người thân của mình, mình đừng thốt ra những lời nói để cho người thân của mình đau khổ, phải không các con?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Chuyển ngữ bởi

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    5/8/2001

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    9

  • Thể loại

    Tâm thư

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone