Ngày đăng  

21/09/2024, 09:10

NỘI DUNG MÔ TẢ

Nghiệp là do lòng ham muốn của con người điều khiển hành động thân, miệng, ý tạo ra, chứ không phải nghiệp là kết quả của hành động thân, miệng, ý. Cho nên, chủ thể tạo ra nghiệp là lòng ham muốn của con người.
Trưởng lão Thích Thông Lạc
Tweet

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút Đọc ở trên để đọc toàn bộ nội dung, hoặc xem trực tiếp như sau:

Chơn Như, ngày tháng năm 2007

NGHIỆP

Câu hỏi của H.N

Hỏi: Nghiệp là cái gì?

Nếu nghiệp là kết quả của hành động, không phải là một chủ thể thì làm sao nó lại tái sinh luân hồi được?

Đáp: Nghiệp là do lòng ham muốn của con người điều khiển hành động thân, miệng, ý tạo ra, chứ không phải nghiệp là kết quả của hành động thân, miệng, ý. Cho nên, chủ thể tạo ra nghiệp là lòng ham muốn của con người.

Trong bốn chân lý của Đạo Phật (Tứ Diệu Đế) thì TẬP ĐẾ Đức Phật đã xác định đó là nguyên nhân sinh ra đau khổ của con người. Như vậy, chân lý Tập Đế là LÒNG HAM MUỐN. Lòng ham muốn là chủ thể điều khiển các hành động nhân quả thiện ác từ ba nơi trong thân, đó là: THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH và Ý HÀNH.

Vì thế mới nói, nghiệp là do các hành động vô minh của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tạo thành, nên các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống theo quy luật nhân quả tạo thành, mà chính gốc là lòng ham muốn nó cũng theo quy luật nhân quả làm chủ thể tạo tác ra nghiệp. Nhưng các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống đều là pháp vô thường, còn nghiệp là những từ trường do những hành động thiện ác của các duyên hợp và các duyên tan trong môi trường sống tạo thành nên nó tương ưng với những hành động vô minh thiện ác của môi trường sống mà tiếp tục tái sanh luân hồi, nên gọi là duyên hợp tương ưng.

Thân tâm con người là một duyên hợp và cũng là duyên tan của môi trường sống, cho nên nó là các pháp vô thường. Nó là các pháp vô thường nên không đi tái sanh luân hồi mà hành động thiện ác của nó phóng xuất ra những từ trường thiện ác huân tập thành một lực vô hình rất mạnh nên kinh sách Phật gọi là nghiệp. Nghiệp ấy tái sinh luân hồi, chứ không phải tâm con người đi tái sanh, vì tâm con người là pháp vô thường như trên đã nói, khi chết là mất hết không còn một uẩn nào cả.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nghiệp tái sanh

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Diệu Tâm

Nghiệp ác, thiện là gì? Nghiệp ác, thiện như con đã hiểu ở trên, nó là luồng khí như bao nhiêu luồng khí khác trong môi trường sống này, khi luồng khí nghiệp lực đó tương ưng với các luồng khí khác đủ duyên hợp lại thành một con người mới. Nói một cách khác cho dễ hiểu là mỗi hành động của chúng ta làm, nói và suy tư đều có một từ trường, từ trường đó thiện hay ác là do hành động thân, miệng, ý thiện hay ác mà thôi.

Nhân quả nghiệp báo

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Cư sĩ Minh Tâm và Mai

Luật nhân quả làm sao ai tránh khỏi? Nhưng chúng ta biết chuyển hóa nên nhân quả nghiệp báo vô tác dụng. Hãy xem nó là một trò diễn xuất trên sân khấu nhân quả, chẳng có gì đáng cho tâm các con phải buồn khổ. Vì thế, đứng trước cảnh nghiệp báo nhân quả mà tâm bất động, đây là đạo lộ của Phật giáo giải quyết đời sống an vui, hạnh phúc của kiếp người. “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi!” con ạ!
5.0
Tổng 2 lượt bình luận

Thiện Tâm

06:57 21 Th9 2024
0

Con kính tri ân Thầy Cô cùng Ban Biên Tập đã chia sẽ cho chúng con Pháp Bảo của Đức Trưởng Lão ạ!🙏🙏🙏

Ban biên tập

09:10 21 Th9 2024
1

“Thân tâm con người là một duyên hợp và cũng là duyên tan của môi trường sống, cho nên nó là các pháp vô thường. Nó là các pháp vô thường nên không đi tái sanh luân hồi mà hành động thiện ác của nó phóng xuất ra những từ trường thiện ác huân tập thành một lực vô hình rất mạnh nên kinh sách Phật gọi là nghiệp. Nghiệp ấy tái sinh luân hồi, chứ không phải tâm con người đi tái sanh, vì tâm con người là pháp vô thường như trên đã nói, khi chết là mất hết không còn một uẩn nào cả.” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Xuất bản tại

    Thư viện Thầy Thông Lạc

  • Thời gian

    2007

  • Khổ giấy

    13x20,5 cm

  • Số trang

    5

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    File pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone