
Tâm thư (134)
Các bức tâm thư
Thứ ba, 29 Tháng 12 2020 21:11
Người muốn tu tập theo Đạo Phật là phải sống có đạo đức
Được viết bởi BBTĐã tạo ra nhân quả có vợ, có con là có nhiệm vụ đạo đức, trách nhiệm làm chồng, làm cha, làm mẹ, mình không thể nào bỏ chúng được, mình không thể dứt áo ra đi tu hành ngay liền được (cắt ái ly gia được). Ngày xưa chưa có Đạo Phật cho nên Đức Phật mới dứt áo ra đi, bỏ vợ, bỏ con, bỏ cha bỏ những người thân để đi tu, tạo một điều đau khổ rất lớn, chứ không phải nhỏ. Sáu năm Ngài phải chịu rất nhiều sự đau khổ và cay đắng do pháp tu ức chế thân tâm của ngoại đạo Bà La Môn. Sự khổ đau này chính là pháp môn của ngoại đạo, nhưng cũng để nói lên nhân quả mà Ngài đã tạo ra khổ đau đối với gia đình mình.
Đăng trong
Tâm thư
Bây giờ chúng ta quay trở lại vị trí tu hành, trước tiên chúng ta phải học đạo đức, đạo đức nhân bản - nhân quả, không làm khổ mình khổ người, đó là một điều quan trọng đem đến lợi lạc cho quý vị sống trong gia đình đối xử với nhau, hoàn toàn đưa gia đình đến an vui, hạnh phúc chân thật. Ví dụ: Mình muốn đi tu mà vợ con không cho đi, nhất định chúng ta không được đi. Mình không đi không có nghĩa là mình không tu, vì Đạo Phật dạy ta tu tập nhẫn nhục, tùy thuận. Nhẫn nhục trước sự không bằng lòng của vợ con, nhưng chúng ta tùy thuận không bị lôi cuốn vào con đường ái kiết sử, đó là cách khéo léo đưa dần cả gia đình đến với Phật pháp.
Đăng trong
Tâm thư
Cho nên, ở đây hôm nay các con được học, được theo Thầy phải lấy đạo đức làm đầu, nhất định là không làm khổ mình khổ người. Hôm nay các con đã biết được Phật pháp, đã biết được con đường của Phật dạy, ngăn ác diệt ác, sanh thiện tăng trưởng thiện, các pháp ác không làm, các pháp thiện nên làm thì nhớ những lời của Đức Phật dạy như vậy mà chúng ta phải thực hiện những đạo đức làm người để xứng đáng là con người của Phật, là Đạo Phật chứ đâu phải Đạo Phật là đạo cúng bái, cầu siêu, cầu an, mà chính mình hãy mang sự bình an đó bằng những hành động thiện của mình, bằng những hành động đạo đức, các con nhớ kỹ những điều Thầy nói.
Đăng trong
Tâm thư
Mình xả tâm thấy tâm thanh thản trước những ác pháp đó, trước những nghịch cảnh đó thì khi mình vào chùa tu rất dễ, bởi vì nó có đối tượng xả. Còn bây giờ mình trốn vào chùa sớm thì mình chưa có xả tâm, mình bị ức chế, cho nên mình vào chùa trong cảnh yên tịnh chứ chưa hẳn đã tốt bằng. Cho nên, lấy cảnh động, lấy cảnh ác pháp đó mà mình thực hiện xả tâm, mình thấy tâm mình an nhiên thì cái duyên mình xả được nó lại chuyển biến cho mình có được môi trường đi tới tu tập và gặp được chánh pháp rất tốt, bởi vì mình xả tâm là nó chuyển biến nhân quả.
Đăng trong
Tâm thư
Hôm nay, Thầy nói cho các con biết, đạo Phật là đạo đức chứ không có gì hết, đạo đức làm người, đạo đức đến mức độ mà nó không làm khổ nó. Cho nên, Thầy nói, nếu mình suy nghĩ kỹ lưỡng lời nói của mình thì sẽ hạnh phúc gia đình lắm mấy con, chứ không khéo thì hạnh phúc gia đình sẽ tan vỡ qua lời nói của mình, nó làm cho mình khổ tâm lắm. Đó là cách thức học đạo đức là vậy. Đạo Phật dạy chúng ta có lớp học 1 năm đó là lớp Chánh ngữ. Cũng như bây giờ, mấy con biết chữ là nhờ đi học, chứ nếu cha mẹ không cho đi học lớp 1, lớp 2 thì mấy con có đọc chữ được hay không? Làm sao trong bụng mẹ mình đi ra mà mình biết chữ? Thì hành động đạo đức cũng do học tập mới biết chứ.
Đăng trong
Tâm thư
Dù đường đời có cay đắng khắc nghiệt bao nhiêu, con hãy xem nó như một tuồng cải lương trên sân khấu. Có gì thật đâu mà buồn khổ. Phải không con? Một trò diễn xuất của nhân quả có đáng gì cho con phải bận tâm đau lòng. Cảnh đời đen bạc, đó là những việc thường xảy ra trong cuộc đời này, có gì mà phải bận tâm con ạ! Nó đến rồi nó sẽ đi, chỉ cần giữ gìn tâm bất động trước nó là nó chuyển đổi được sự khổ đau thành sự an vui ngay liền. Hãy nghe lời Thầy đi con!
Đăng trong
Tâm thư
Đạo Phật là đạo hòa kính làm đầu, lấy đoàn kết làm phương châm tu tập. Các con không thấy đạo đức của đạo Phật sao? “KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI”. Các con học với Thầy theo đường lối tu tập của Phật là để nhắm vào sự giải quyết đau khổ và sanh tử của các con, chớ không phải học theo Thầy mà chỉ trích người khác, làm cho người ta tức giận, phiền não thì đó có đúng không? Ai có duyên gặp được chánh pháp thì tốt, không duyên gặp tà pháp thì phải chịu lấy. Còn riêng các con hãy lo cứu mình, độc cư mà sống trầm lặng, chẳng nên biết việc của ai, chỉ theo lời dạy của Thầy giữ gìn đạo đức “KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH KHỔ NGƯỜI”.
Đăng trong
Tâm thư
Thứ bảy, 05 Tháng 10 2019 11:06
Sự giải thoát của Đạo Phật rất tự nhiên (9/9/2007)
Được viết bởi BBTNếu muốn biết phương pháp tu vô lậu chứng quả A LA HÁN này thì phải học những lớp sau đây: Năm lớp Ngũ giới đức hạnh, mười lớp Thập Thiện nhân quả và 8 lớp Bát Chánh Đạo. Sau khi học xong các lớp này, hằng ngày các con nhớ sống một mình trong thất, ngồi chơi bình thường hay ngồi bán già hoặc kiết già hay ngồi trên ghế dựa lưng rồi quan sát thân tâm, nhưng phải tỉnh thức từng tâm niệm của mình khi nó khởi lên và đang làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh thì các con dừng ngay niệm ấy liền bằng phương pháp NHƯ LÝ TÁC Ý để tâm được THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ.
Đăng trong
Tâm thư
Thứ sáu, 02 Tháng 8 2019 12:25
Những điều quan trọng trong cuộc sống (thư gửi M.T. & M)
Được viết bởi BBTNgười tu hành xem mọi việc không quan trọng là vì tâm họ bất động trước các pháp và các cảm thọ, vì thế mà mọi sự việc không còn quan trọng, còn với chúng ta thì tâm luôn luôn bị động nên nó phải quan trọng. Khi chúng ta còn là phàm phu thì mọi việc quanh ta đều là quan trọng cả, nhờ biết nó quan trọng nên chúng ta đã cẩn thận, cân nhắc, kỹ lưỡng mọi sự việc. Nhờ thế chúng ta mới thoát ra mọi sự khổ đau. Và chính vì vậy mới không làm khổ mình khổ người. Đạo lý làm người không cho phép chúng thiếu sự cân nhắc mọi sự việc quanh ta. Đạo lý làm người không cho phép chúng ta xem thường mọi sự việc, vì mọi sự việc đều quan trọng đến với đời sống của chúng ta.
Đăng trong
Tâm thư
Trí Đức con nên nương theo nhân quả mà chuyển cuộc đời thành đạo, có nghĩa xả tâm ly dục ly ác pháp, tức là tu có đối tượng, để trong khi vừa tu, vừa làm tròn bổn phận làm con trong gia đình có đạo đức không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người là tu tập. Đừng quá vội vàng, thẳng thắn mà làm khổ mình khổ người, nhất là những người thân. Thầy tin ở con đủ sức chuyển hóa nhân quả ái kiết sử này.
Đăng trong
Tâm thư
Thêm
Thứ ba, 25 Tháng 6 2019 11:50
Ngòi bút xây dựng đạo đức nhân bản - nhân quả (Tâm thư XVI)
Được viết bởi BBTNgười cầm bút viết thơ văn nói về tính xấu của cá nhân hay ám chỉ một người nào khác thì thơ văn đó đáng trách, đáng chê, thiếu văn hóa, thiếu tình người, thiếu lòng tha thứ, thiếu sự yêu thương. Người viết thơ văn như vậy cũng là để thỏa mãn lòng phiền não của mình. Ngòi bút như vậy chỉ dùng giấy trắng mực đen để thông tin cho mọi người biết cái xấu của người kia. Làm như vậy có lợi ích gì? Hay chỉ làm cho người kia thân bại, danh liệt, hay để chấn chỉnh phật giáo bằng cách này? Không đâu các con ạ! Đứng trong góc độ đạo đức phật giáo không làm khổ mình khổ người thì đó là ngòi bút thiếu đạo đức nhân bản, mất nhân tính, giết người bằng ngòi bút, ngòi bút đó là ngòi bút máu.
Đăng trong
Tâm thư
TAGS
- Sóng gió Chơn Như
- Tu viện Chơn Như
- Đạo đức nhân bản nhân quả
- Thương yêu
- Tha thứ
- Bảo vệ
- Chánh Pháp
- Đoàn kết
- Lỗi lầm
- Nhân quả
- Quy luật nhân quả
- Thơ văn
- Ngòi bút
- Đạo đức
- Cá nhân
- Tính xấu
- phiền não
- Thấy lỗi mình đừng thấy lỗi người
- Thiếu văn hóa
- Thiếu tình thương
- Giết người
- Ngòi bút máu
- Khen tặng
- Chánh Tư Duy
- chánh nghiệp
- Chánh Ngữ
- Thích Thông Lạc
- Trưởng lão
Nếu theo đạo Phật thì phải từ trên nhân quả đó mà tu, tu như vậy mới thấy sự giải thoát chân thật. Nếu trên cuộc đời ta càng gặp nhiều khổ đau thì ta càng tu nhiều, càng xả tâm nhiều, càng an vui trong cái khổ đau đó. Đó là ta đã vượt lên trên nhân quả đau khổ thì ta sẽ hết đau khổ. Pháp hướng tâm của Phật có linh nghiệm với người giữ gìn giới luật nghiêm trì, sống đời sống phải thanh tịnh, tâm phải hết tham, sân, si, do đó mà pháp hướng tâm mới chuyển đổi được nhân quả. Đừng hiểu nghĩa chuyển nhân quả là chuyển hoàn cảnh thì sai. Hoàn cảnh như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy, nhưng tâm ta bất động trước mọi hoàn cảnh vui cũng vậy, buồn cũng vậy. Đó là chuyển nhân quả.
Đăng trong
Tâm thư
Này các thầy! Thầy dạy giáo án này là nhằm phục hồi giáo pháp chơn chính của đạo phật, có đầy đủ lý pháp và hành pháp để giúp cho mọi người tự thắp đuốc lên mà đi, không còn lầm đường lạc lối. Mục đích của nó là cho quý thầy biết pháp nào là bất thiện, pháp nào là thiện. Pháp bất thiện thì hãy cố gắng từ bỏ vì nó đưa lại sự khổ đau cho mình cho người, chứ không phải đem ra để quý thầy thấy cái sai cái đúng của thế gian rồi lấy cái chỗ này để tranh luận, chỉ trích, bài bác, chống đối người ta thì điều đó là pháp ác chứ không phải pháp thiện nữa và quý thầy là những người ác pháp chứ không phải là người thiện pháp đâu. Phải hiểu như vậy mới biết được tâm trạng của Thầy khi giảng dạy giáo án này...
Đăng trong
Tâm thư
TAGS
- Giáo án tu tập đường lối tu hành đạo Phật
- Giáo án tu tập
- Lý pháp
- Hành pháp
- Thắp đuốc lên mà đi
- Quy y
- Bài bác
- Kinh sách
- Từ bỏ
- Gia đình
- Phong tục
- Tập quán
- Chê bai
- Cúng bái
- Cầu an
- cầu siêu
- Pháp ác
- Pháp thiện
- Nghề nghiệp
- Tứ Vô Lượng Tâm
- Chùa to Phật lớn
- Trị bệnh
- Tứ thiền
- Bố thí
- Soạn kinh
- Viết sách
- giải thoát
- Chống trái
- Phá giới
- Ngăn ác diệt ác
- sanh thiện tăng trưởng thiện
- Giới Định Tuệ
- Trau dồi
- Thanh tịnh
- Tu tập
- Mục đích
- Được thân người là khó
- Thích Thông Lạc
Thứ hai, 06 Tháng 5 2019 13:33
Pháp nào thực tế cụ thể để ngăn chặn xung đột và chiến tranh?
Được viết bởi BBTTrưởng lão Thích Thông Lạc đã nêu câu hỏi cho ĐHPGTG - VESAK 2008: "Pháp nào thực tế cụ thể của Phật giáo để ngăn chặn xung đột và chiến tranh?", nhưng không ai trả lời được. Thầy nói rằng: Phật giáo có nền đạo đức nhân bản là năm giới và có nền đạo đức nhân quả là thập thiện, mà họ không xoáy vào cái cụ thể đó của Đạo Phật để ngăn chặn xung đột và chiến tranh, đem lại hòa bình cho thế giới thì không phải là nền đạo đức này sao? Nền đạo đức này nó thực tế khi soạn thảo thành ra một chương trình giáo dục. Bây giờ trong đất nước nào có con cái thì ai cũng phải cho con đi học, nhà nước nào cũng có Bộ giáo dục, thì chương trình học đạo đức đó được đưa vào giáo dục...
Đăng trong
Tâm thư