Ngày đăng  

24/08/2021, 19:54

NỘI DUNG MÔ TẢ

Đừng hiểu nghĩa chuyển nhân quả là chuyển hoàn cảnh thì sai. Hoàn cảnh như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy, nhưng tâm ta bất động trước mọi hoàn cảnh vui cũng vậy, buồn cũng vậy, đó là chuyển nhân quả. Nếu theo Đạo Phật thì phải từ trên nhân quả đó mà tu, tu như vậy mới thấy sự giải thoát chân thật. Nếu trên cuộc đời ta càng gặp nhiều khổ đau thì ta càng tu nhiều, càng xả tâm nhiều, càng an vui trong cái khổ đau đó. Đó là ta đã vượt lên trên nhân quả đau khổ thì ta sẽ hết đau khổ.
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Quý bạn đọc vui lòng chọn định dạng pdf hoặc epub, rồi nhấn nút “Đọc” ở trên để đọc toàn bộ nội dung tư liệu, hoặc xem trực tiếp như dưới đây:

Chơn Như ngày 26/ 10/ 2001

CHUYỂN NHÂN QUẢ

Kính gửi: Liễu Pháp!

Con đã từng bước chân vào bệnh viện tâm thần, gặp biết bao nhiêu người điên khùng hơn cháu Ngọc, thì con thử nghĩ gia đình họ khổ đau như thế nào? khi có một người bị bệnh tâm thần.

Đó là do nhân quả đời trước của mình tạo ra.

Đây là một sự khổ trong muôn vàn sự khổ của kiếp người. Người bị bệnh thần kinh có cái khổ của bệnh thần kinh; người bị bệnh ung thư có cái khổ của bệnh ung thư; người bị bệnh cùi có cái khổ của bệnh cùi; người bị bệnh lao phổi có cái khổ của bệnh lao phổi, v.v… Người không bệnh vẫn có cái khổ của người không bệnh, cho nên nhìn chung thì con người sống trên hành tinh này ai cũng đều có khổ. Đã làm người thì phải có khổ, khổ nhiều hay ít thôi.

Con cứ suy ngẫm, nếu một người chưa biết Phật pháp thì làm sao biết ngăn ác diệt ác, vì thế họ khổ như thế nào?

Người biết Phật pháp mà cứ để tâm mình khổ, tức là mình không chuyển hóa tâm mình thì làm sao hết khổ. Ai chuyển hóa cho tâm mình hết khổ đây?

Ngay trong đời của con, con đã chịu nhân quả quá nặng nề, nhưng nặng nề đối với người chưa biết tu, chứ đối với người biết tu thì đâu còn nặng nề, chỉ vì người ta biết giữ tâm thanh thản, an lạc, tức là biết ngăn ác diệt ác pháp.

Còn con thì sao? Có biết ngăn ác diệt ác pháp không? Biết sao con khổ vậy?

Nếu theo Đạo Phật thì phải từ trên nhân quả đó mà tu, tu như vậy mới thấy sự giải thoát chân thật.

Nếu trên cuộc đời ta càng gặp nhiều khổ đau thì ta càng tu nhiều, càng xả tâm nhiều, càng an vui trong cái khổ đau đó. Đó là ta đã vượt lên trên nhân quả đau khổ thì ta sẽ hết đau khổ.

Người đau khổ ít mà không biết tu thì cũng thành đau khổ nhiều; người đau khổ nhiều mà biết tu thì cũng hết đau khổ.

Pháp hướng tâm của Phật có linh nghiệm với người giữ gìn giới luật nghiêm trì, sống đời sống phải thanh tịnh, tâm phải hết tham, sân, si, do đó mà pháp hướng tâm mới chuyển đổi được nhân quả.

Còn ở đây, tâm con bị động trước nhân quả, con quá quằn quại khổ đau, con không thấy đó là nhân quả sao? Đã thấy nó là nhân quả sao tâm con không bình tĩnh, không vượt lên trên nhân quả đó.

Khi tâm con bình tĩnh vượt lên nhân quả khổ đau thì mọi nhân quả khổ đau sẽ được chuyển đổi.

Con có đủ can đảm để nghe những nhân quả đời trước của con không? Nhất là của cháu Ngọc. Vì thế kiếp này cháu sinh ra là thần kinh yếu kém.

May mắn con có gieo duyên với chánh pháp của Phật, nếu không giờ con đã khổ đau chừng nào?

Nhân quả khổ này chuyển được chứ không phải không chuyển được, chuyển được bằng tâm bất động trước các ác pháp này.

Con đã tu hành theo Phật mà không ngăn ác diệt ác pháp này trong tâm con thì làm sao con chuyển đổi nghiệp báo nhân quả của đời con được. Chính con có tu mà tu trong thất, chứ không có tu trong cuộc sống, tu như vậy không thực tế đâu con ạ!

Con đã biết nhân quả chỉ là một trò diễn xuất trên sân khấu chứ nó đâu có thật, thế mà vì vô minh chúng ta thấy nó có thật.

Đời này cháu Ngọc đóng vai trò điên khùng của nhân quả, chứ cháu Ngọc có điên khùng đâu, thế mà con lại khổ đau và thương khóc, rõ ràng là con thương vay khóc mướn trên màn ảnh ti vi.

Ngăn ác diệt ác là pháp chuyển đổi nhân quả đấy con ạ!

Con có chuyển hay là để tâm buồn khổ.

Nếu chuyển thì tâm con có an không? Còn không chuyển thì đó là địa ngục con ạ!

Hằng tháng con có những ngày Thọ Bát Quan Trai, nhưng Thọ Bát Quan Trai để mà Thọ Bát Quan Trai thì có nghĩa lý gì? Thọ Bát Quan Trai là để làm Phật, để chuyển nhân qủa cho mình hết khổ đau con ạ!

Đừng hiểu nghĩa chuyển nhân quả là chuyển hoàn cảnh thì sai.

Hoàn cảnh như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy, nhưng tâm ta bất động trước mọi hoàn cảnh vui cũng vậy, buồn cũng vậy. Đó là chuyển nhân quả.

Thầy chỉ ước nguyện cho con thực hiện chuyển nhân quả của tâm con được viên mãn thì hoàn cảnh gia đình con sẽ tốt đẹp hơn.

Cho nên, Thầy dạy tu là sống, sống là tu là như vậy.

Kính thư,

Thầy của các con

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Viên Minh

Sống trong các đối tượng thì chúng ta phải luôn luôn dùng đôi mắt và trí tuệ của chúng ta phải thấy bằng nhân quả thiện ác, chứ không nên sống bằng đúng sai phải trái. Dưới tâm dục của mình thì cái gì của mình cũng đúng hết, cái gì của người khác cũng là sai, do đó mình làm sao biết cái sai, cái đúng được.

Ái kiết sử

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Khi tu tập xả tâm tức là con tu tập đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người là con đã trả vay nghiệp nhân quả của tiền kiếp, trả vay nhân quả của tiền kiếp tức là con bứt bỏ thất kiết sử, khi bứt bỏ thất kiết sử thì con không còn phóng dật, tâm con không còn phóng dật tức là tâm định trong thân con, tâm định trong thân thì tâm thường thanh thản, an lạc và vô sự.
5.0
Tổng 1 lượt bình luận

Ban biên tập

10:28 28 Th9 2021
3

“Đừng hiểu chuyển nhân quả là chuyển hoàn cảnh thì sai. Hoàn cảnh như thế nào thì chúng ta sống như thế nấy, nhưng tâm ta bất động trước mọi hoàn cảnh, vui cũng vậy, buồn cũng vậy, đó là chuyển nhân quả”, cám ơn lời dạy tuyệt vời của Trưởng lão Thích Thông Lạc

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Liễu Pháp

  • Thời gian

    26/10/2001

  • Khổ giấy

    13x20.5 cm

  • Số trang

    13

  • Thể loại

    Tâm thư

  • Dữ liệu

    file pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone