Xem toàn bộ bài vấn đạo: (dạng bản in chuẩn pdf, dạng web html)
- Đọc trực tiếp như sau:
Tham khảo:
Tĩnh giác & Tỉnh thức - (Kim Quang) - (05-01-2008)
TĨNH GIÁC là một giới đức trong pháp môn QUÁN VÔ LẬU của Phật giáo nên nó có phương pháp tu tập, vì thế nó có sức gạn lọc tâm tư thanh tịnh không còn các ác pháp và trong khi tu tập nó còn có một sức bình tĩnh kỳ lạ, khi đứng trước ác pháp nó rất định tĩnh nếu tu tập đúng đặc tướng. Pháp TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM trong kinh Phật dạy dùng sức “TỈNH TÁO” tập trung vào một đối tượng duy nhất để thực hiện “NHIẾP TÂM” và “AN TRÚ TÂM” luyện nội lực “TỨ THẦN TÚC”. Các con nên nhớ kỹ: Pháp môn TĨNH GIÁC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ CHÁNH CẦN xả phần thô; còn pháp môn TỈNH THỨC CHÁNH NIỆM dùng để tu tập TỨ NIỆM XỨ luyện nội lực thiền định để xả tâm phần vi tế.
Tứ Chánh Cần
Hỏi: Kính bạch Thầy, Tứ Chánh Cần tu tập trên các pháp hay các pháp tu tập trên Tứ Chánh Cần. Xin Thầy chỉ dạy cho con rõ! Đáp: Tứ Chánh Cần không tu tập trên các pháp, các pháp cũng không tu tập trên Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần là pháp môn dùng để quét sạch ác pháp trên Tứ Niệm Xứ. Do muốn quét sạch ác pháp trên Tứ Niệm Xứ: Tứ Chánh Cần phải kết hợp (câu hữu) với Chánh Niệm Tĩnh Giác Định, Định Niệm Hơi Thở và Định Vô Lậu...
Tu tập và làm việc
Người mới tu phải lấy sự xả tâm làm điều quan trọng, nếu không thấy được điều này mà cứ nhập thất tu tập ức chế tâm thì tu tập chẳng đi đến đâu, chỉ uổng cho một đời mang tiếng tu hành. Người mới tu, lấy lao động làm sự tu tĩnh giác, thì tĩnh giác ấy tu tập dễ dàng. Người mới tu mà không lao động thì dễ rơi vào vô ký, thùy miên, hôn trầm, sanh ra lười, mệt mỏi, bần thần, thích ngủ, thích ăn, thích chạy theo dục lạc. Người mới tu mà quá say mê trong lao động, tìm việc làm hoài thì đó là tu sai. Người mới tu mà say mê trong việc làm thì tu sai, làm vừa sức để mà tu chứ không phải ráng làm cho xong việc. Người mới tu mà tâm cứ nảy sanh việc làm này đến việc làm khác là tu sai (mê việc làm). Người mới tu biết lấy việc làm để tu tập xả tâm, phòng hộ 6 căn và tỉnh thức, ...
Để lại ý kiến của bạn
Đăng nhập để góp ý
Góp ý kiến như là khách