Xem toàn bộ bài vấn đạo: (dạng bản in chuẩn pdf, dạng web html và bút tích gốc)
- Đọc trực tiếp như sau:
Tham khảo:
Tu có đối tượng
Giáo pháp của Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp”. Nếu chúng ta cố tránh duyên thì làm sao có ác pháp đâu để tu tập, nhờ có ác pháp mới thấy được tâm giải thoát, “phiền não tức Bồ đề” là vậy. Cho nên, người tu theo đạo Phật phải nghiên cứu và tìm hiểu cho rõ ràng lời dạy của đức Phật rồi mới tu tập, đừng vội cứ nghe đâu nói là Phật thuyết rồi cứ tin theo thì tiền mất tật mang mà còn phí công vô ích. Có nhiều người hiểu lầm cần phải tránh duyên để sống một mình trong thất tu tập thiền định, chừng nào tâm có nội lực rồi mới tiếp duyên, đó là sự hiểu biết theo kiểu tu tập giáo pháp của Bà La Môn chứ không phải của Phật giáo. Đức Phật dạy “sống độc cư”, không có nghĩa là sống tránh duyên, mà sống trong mọi hoàn cảnh, mọi duyên nhưng tâm KHÔNG PHÓNG DẬT,
Xuất gia (Minh Đạo)
Bởi vậy, đạo Phật lấy đạo đức nhân bản - nhân quả để đưa con người từ khổ đau đến giải thoát; từ bất hòa đến hòa hợp; từ hung ác đến hiền lành; từ gian xảo đến thành thật; từ ghét bỏ đến thương yêu; từ hận thù đến tha thứ, v.v.. Đời sống xuất gia tu không khó, đời sống tại gia tu rất khó, nhưng người nào tránh tu tại gia (ly dục ly ác pháp) mà tu xuất gia thì rất khó ly dục ly ác pháp vì thiếu đối tượng, cho nên tu chỉ ức chế tâm vào định mà định ấy không phải là chánh định, nó là tà định. Đệ tử của Phật chia làm hai giới: Xuất gia và tại gia. Nếu không chuẩn bị những pháp môn tu hành của người “tại gia” mà vội bước vào cửa người “xuất gia” thì sự tu hành đó mất căn bản. Hiện giờ, các con xem giới “xuất gia” đạo chẳng ra đạo, đời chẳng ra đời, phải không các con?
Tu tập và làm việc
Người mới tu phải lấy sự xả tâm làm điều quan trọng, nếu không thấy được điều này mà cứ nhập thất tu tập ức chế tâm thì tu tập chẳng đi đến đâu, chỉ uổng cho một đời mang tiếng tu hành. Người mới tu, lấy lao động làm sự tu tĩnh giác, thì tĩnh giác ấy tu tập dễ dàng. Người mới tu mà không lao động thì dễ rơi vào vô ký, thùy miên, hôn trầm, sanh ra lười, mệt mỏi, bần thần, thích ngủ, thích ăn, thích chạy theo dục lạc. Người mới tu mà quá say mê trong lao động, tìm việc làm hoài thì đó là tu sai. Người mới tu mà say mê trong việc làm thì tu sai, làm vừa sức để mà tu chứ không phải ráng làm cho xong việc. Người mới tu mà tâm cứ nảy sanh việc làm này đến việc làm khác là tu sai (mê việc làm). Người mới tu biết lấy việc làm để tu tập xả tâm, phòng hộ 6 căn và tỉnh thức, ...
Để lại ý kiến của bạn
Đăng nhập để góp ý
Góp ý kiến như là khách