Xem toàn bộ bài làm (dạng bản in chuẩn pdf, dạng web html)
- Xem trực tiếp như sau:
Tham khảo:
1/ Quán thân vô thường - Nguyên Thanh
Chúng ta đã là chúng sanh thì ít nhiều đều có tham vọng, lòng tham vọng ấy bám víu chặt chẽ vào sự vật mà chúng ta đã cấu tạo, nắm bắt được. Chúng ta chỉ buông thả chúng ra sau khi trút hơi thở cuối cùng. Chúng ta đã bất lực, không còn đủ sức để nắm giữ chúng nữa, nên đành buông xuôi tay để chúng tuôn đi, chứ nếu còn hơi sức, chúng ta vẫn còn muốn nắm lại và giam giữ một cách tuyệt vọng những gì đã nắm được. Suốt đời, chúng ta vẫn lập đi lặp lại mãi cái cử chỉ nắm bắt, giữ gìn ấy. Và suốt đời biết bao nhiêu lần, chúng ta đã đau khổ, thất vọng, vì mọi sự vật ở đời không bao giờ chiều theo ý muốn của chúng ta mà chịu ở yên một chỗ. Mỗi sự vật đều luôn biến chuyển, đổi thay, nay đây mai đó như một dòng sông, như một đám mây, như vó ngựa. Nói theo danh từ nhà Phật, thì sự biến chuyển đổi thay ấy gọi là luật vô thường.
2/ Quán thân vô thường - (Thanh Quang)
Thế giới này là thường hay vô thường? Một câu hỏi tưởng như thật đơn giản mà không đơn giản... Tất cả đều trong nhân quả, đều là tất yếu nên mới có duyên hợp duyên tan. Mọi thứ sinh ra để rồi chết. Chết để có cái lại sinh ra. Tất cả cứ nối nhau, một vòng tròn khép kín mãi mãi sinh sinh, hoá hoá, tưởng như thường mà đích thực vô thường. Tất cả mọi tồn tại ta thấy đều là các pháp, các pháp đều sinh diệt không có tự tính. Chẳng là ta, chẳng có ta, ta chỉ là cái huyễn giả mà thôi. Càng chấp đắm càng chuốc khổ. Thật bẽ bàng rẻ rúm chẳng khác gì kẻ thương vay khóc mướn. Kiếp người chỉ là ảo ảnh mê lầm từ không đến có! Chết! Lại từ có đến không, vì thân ta là VÔ THƯỜNG.
Để lại ý kiến của bạn
Đăng nhập để góp ý
Góp ý kiến như là khách