
Lớp Ngũ Giới (19)
Chuyên mục lớp Ngũ Giới
Chuyên mục con

Tâm thư & vấn đạo (12)
Thông tin, tư liệu, thư từ, cảm nghĩ,... của tu sinh Lớp Ngũ Giới
Mặc dù con tu hành chưa chứng đạo, nhưng con giúp ai vui và chính lòng con cũng vui thì đó là tình thương đa hướng, chỉ một hướng là con vui mà người khác khổ hoặc người khác vui mà con khổ. Cho nên trong đời người sinh ra là có sẵn tình thương nhất hướng và đa hướng chứ không phải tu xong mới có đa hướng, nếu đợi tu xong mới có tình thương đa hướng thì tình thương đa hướng không phải là của con người. Những gì đức Phật dạy chúng ta trong đời sống con người đều đã có sẵn chứ không phải đợi tu xong rồi mới có. Chân lí của con người là những gì của con người đã có sẵn, còn những gì chưa có mà mới tạo ra chân lí đâu được gọi là chân lí của loài người. Vì thương đa hướng nên không làm khổ mình khổ người, ...
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
Do không hiểu dục thiện và dục ác nên con không biết ly dục nào. Phải không con? Cái hiểu ly dục của con là cái hiểu của kiến giải ly hết ý thức ham muốn để trở thành con người không ham muốn. Theo con nghĩ: Người nào không ham muốn là Phật phải không? Nếu đức Phật ly hết lòng ham muốn như vậy thì đức Phật đâu có để lại giáo pháp và đạo đức nhân bản- nhân quả cho chúng ta ngày nay. Còn thương chúng sinh tức là còn dục muốn con ạ! Đó là dục thiện con có biết không? Con nên phân biệt dục gồm có hai loại: dục ác và dục thiện. Dục thiện là lòng ham muốn tu tập để được giải thoát ra khỏi mọi sự khổ đau trong cuộc đời và chấm dứt luân hồi; dục thiện là không làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh; ...
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
1- Trước cảnh cướp của người khác là nhân quả ác, có duyên người tu sĩ chứng kiến thì không nên im lặng mà hãy ngăn ác diệt ác pháp như Phật đã dạy. 2- Nếu sức yếu thì nên gọi: “Cướp, cướp!”, còn đủ sức thì xông vào bắt tên cướp mới xứng đáng là tu sĩ Phật giáo. 3- Làm lành gặp nạn như chú Minh Hiển, đó là duyên nhân quả đời trước, nhưng hành động làm thiện thì sẽ được sáng tỏ, có gì mà phải lo sợ. Gặp người hoạn nạn thì giúp đỡ, đừng sợ, vì là duyên nhân quả nên gặp nhau trong cảnh khó sao lại phải cố tránh né? Người đệ tử Phật phải thực hiện lòng từ bi, khi gặp người hoạn nạn không có quyền tránh né mà phải lăn xả vào giúp đỡ không được từ nan. Người đệ tử Phật như vậy mới xứng đáng là đạo “Từ Bi”.
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
Nếu con biên soạn về đức hiếu sinh thì chọn bài nói về đức hiếu sinh, còn không có bài thì nên biên soạn bài qua sự chứng kiến nghe thấy sự thật của đời sống mọi người xung quanh mình. Nếu biên soạn xong đức hiếu sinh thành một tập sách từ 200 trang đến 360 trang thì con mới tiếp tục soạn về đức ly tham, chứ không phải đụng bài nào là viết đại. Hiện giờ, con nên biên soạn đức ly tham, xem coi các bạn nào đã chọn bài trùng hợp không? Nếu bài nào đã có người soạn rồi thì con đừng sử dụng bài đó soạn lại. Làm cẩn thận, khi nào đem lên máy tính thì phải xem xét kỹ lại và những câu hỏi rõ ràng.
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
Chúng con thường xem mọi người là những đối tượng của mình để tu tập. Nếu lỡ họ có gây ra việc gì, chúng con xem mình có bao dung chưa? Có thật thoải mái chưa? Và mình có câu xin lỗi chân thành hay lời cảm ơn vui vẻ không? Nếu thấy nét mặt sa sầm hay lạnh lùng thì nín thing và tìm cách chúng con phải làm thế nào để hóa giải khiến cho người khác vui, mình cũng vui? Cuộc đời tu thật khó, không phải dễ, vì con người sống bằng thói quen nên chứng nào, tật nấy khó bỏ. Khi con nhận thấy ai ai cũng có ánh mắt trìu mến, lời nói thân thương và nụ cười hoan hỷ thì lúc đó con mới thấy an lòng. Nhưng muốn có được như vậy thì con phải nhẫn nhục, phải hạ mình.
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
Con muốn hỏi tâm nghi trong ngũ triền cái tham, sân, si, mạn, nghi. Nghi ở đây là ác pháp, vậy nghĩa của nó là như thế nào? Nghi ngờ là cái gì chưa rõ, chưa hiểu nên mới nghi ngờ. Còn đã rõ, đã hiểu thì không nghi ngờ. Con đã hiểu nghĩa này chưa? “Không tin” và “cảnh giác” là không có “nghi ngờ” trong đó, vì “không tin” và “cảnh giác” là biết rõ chứ không phải chưa biết rõ. Ví dụ 1: Biết người ta xấu ác thì còn nghi chổ nào? Nên cảnh giác với những người xấu ác. Ví dụ 2: Biết rõ kinh sách Đại Thừa không phải của Phật thuyết nên không tin, chứ đâu phải nghi ngờ. Nghi ngờ là ác pháp cho nên không bao giờ ai gọi nó là Đức Nghi Ngờ, nhưng không tin và cảnh giác là hai đức: Đức Không Tin và Đức Cảnh Giác.
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
Sách những gương đức hạnh các con nên đọc, vì nó nói lên được những đức hi sinh cao cả vì lòng yêu thương một hướng. Về sám hối, một tháng có hai ngày, ngày 14 và ngày 30. Ai có làm lỗi thì vào ngày đó xin phát lồ thỉnh nguyện sám hối. Trừ hai ngày đó khi các con có lỗi đều đến riêng một vị Thầy giới đức nghiêm chỉnh tự phát lồ xin sám hối. Ngày 14 và ngày 30 là ngày sám hối trước chúng đông người như các con đã sám hối trong lớp. Mục đích sám hối trước chúng là để diệt ngã, còn sám hối riêng là để không còn vi phạm lỗi lầm đó nữa. Một người làm lỗi quỳ lạy trước chúng là để đại chúng lấy đó làm gương mà không vi phạm lỗi, chứ không phải chúng tổn đức. Người làm lỗi là người đã mất đức hạnh, cho nên lạy chúng là để cầu xin những đức hạnh mình đã đánh mất.
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
I- Đức VƯỢT QUA NHÂN QUẢ có nghĩa là nhân quả đến mà không tác động được thân tâm của chúng ta. Ví dụ, có người mắng chửi chúng ta, chúng ta nghe thấy biết rất rõ ràng, nhưng tâm chúng ta không có chút sân giận, và cũng không phân bua trái phải với người ta, thường sẵn sàng giúp đỡ người mắng chửi mình khi họ gặp nhân quả xấu. II- Đức LÀM CHỦ NHÂN QUẢ có nghĩa là từ hành động thân, miệng, ý của mình, trước khi làm hay nói chúng ta đều có sự suy tư tính toán mỗi hành động không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh, rồi mới nói hay làm. III- Đức CHẤP NHẬN NHÂN QUẢ có nghĩa là biết NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN, BẰNG LÒNG dù bất cứ một nhân quả nào xảy đến.
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
TAGS
- nhẫn nhục
- tùy thuận
- bằng lòng
- xả tâm
- Lòng yêu thương
- Chánh Kiến
- Nhân quả
- Thích Thông Lạc
- bất động
- Buông xuống đi
- Tâm Bất Động
- Tưởng
- Kim Quang
- bất động tâm
- buông xả
- Đức thành thật
- Tri kiến
- Làm chủ
- Khổ người
- Phóng dật
- Không làm khổ mình
- Vượt qua
- Làm chủ nhân quả
- Chấp nhận
- Tránh né nhân quả
- Buông xả sạch
- Đương đầu nhân quả
- Tùy thuận nhân quả
- Chấp nhận nhân quả
- Sáng suôt
- Minh mẫn
Đạo đức hiếu sinh là nòng cốt, là nền tảng giúp cho người thực hiện đời sống đạo đức biết thương mình, thương người, thương tất cả muôn loài vạn vật, đến cỏ cây hoa lá, tình yêu thương ấy xuất phát từ lòng từ bi chân thật của con người. Hạt giống từ bi ấy đều có ở mỗi con người, nhưng vì do vô minh che lấp, nên duyên lành hay nghiệp lực mà tự nó phát huy mà bùng lên, nếu vì nghiệp lực thì cảnh trái ngang đau khổ toàn là ác pháp đưa đến, hoàn cảnh thúc bách khiến ý nghĩ ác, hành động ác; còn người có duyên lành trước đã gieo giống thiện thì gặp được chánh pháp, gặp được thiện hữu tri thức, gặp được thánh nhân A La Hán dẫn dắt, chọc thủng màn vô minh, vun quén mầm non thánh thiện bằng những bài học đạo đức hiếu sinh thật tế ở ngoài đời.
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
Cầu mong sao cho mọi người, mọi nhà sớm nắm bắt được nền đạo đức này. Bởi chỉ có nền đạo đức này thì con người mới thật là con người, các vị có tin điều này không? Nền đạo đức nhân bản - nhân quả này tuyệt lắm, dạy đủ thứ, từ cách đối nhân xử thế, từ cách sống, cách ăn mặc... Một nền đạo đức mà lấy đức hiếu sinh làm gốc, một nền đạo đức mà không nhìn đời bằng cặp mắt đúng sai, phải trái, tốt xấu, mà nhìn đời với cặp mắt thiện ác; một nền đạo đức luôn mang lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người, một nền đạo đức không tụng niệm ê a, không khấn vái cầu cúng khi đau bệnh, mà nó rất thiết thực, cụ thể không có ảo tưởng, mơ hồ, không nhờ vào tha lực, chỉ có tự mình đứng lên, tự mình sửa sai những hành động ác thành những hành động thiện
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
Thêm
Giáo án nêu lên thí dụ nhằm dạy mọi người hãy tĩnh giác trước những thảm kịch của tình yêu. Hãy tĩnh giác khi ý căn biến tình yêu thành yêu dục tình. Tình yêu là sự nối mạng của thân,khẩu,ý nhân quả dục nhiễm khổ đau và tùy theo nhân quả của nó như thế nào thì sẽ bùng nổ ra thế nấy, tương ưng theo khổ đau. Đứng ở góc độ tĩnh giác thì con người không thể nào tìm ra được sự giải thoát khổ đau trong tình yêu nhục dục. Vậy thì hãy dùng từ tâm, lòng chung thủy để giải thoát dần nhân quả khổ đế, tập đế, … Đã nói tình yêu cao thượng thì sao người đàn ông luôn săn tìm nhục dục? Vậy bản chất của dục là khổ phải không? Vợ chồng kết với nhau thường là khổ nhiều hơn vui. Dù bảo rằng hạnh phúc nhưng nụ cười vẫn ít hơn tiếng khóc!
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
Từ hôm đến với lớp NGŨ GIỚI (23-12-2006) ngay từ buổi đầu tiên chúng con đã thấy hào hứng và phấn khởi vì cách thức tu học thật là mới mẻ và sinh động. Qua bài học đầu tiên chúng con nhận thấy thật là bất ngờ vì chỉ với một hình ảnh đơn giản và rất đời thường mà Thầy đã đưa chúng con nhìn hình ảnh cô phụ nữ cắt cổ con ếch tới những 7 góc độ khác nhau bằng 7 câu hỏi mà bình thường chúng con có tư duy cũng không đủ. Chính nhờ các câu trả lời của giáo án mà chúng con mới thấy sự tư duy của chúng con còn nông cạn, thiếu sót, thiếu độ lượng bao dung. Chỉ nặng sự lên án và chỉ trích mà thiếu sự thông cảm cho mỗi hoàn cảnh, mỗi người, ... mà suy ra trong đó cũng có chính bản thân chúng con đang bị chính nghiệp lực quá khứ chi phối mà nào có hay biết gì đâu.
Đăng trong
Tâm thư & vấn đạo
Như thế nào là thiên đàng? Thiên đàng ở đâu?Như thế nào là Niết bàn? Niết bàn ở đâu? Có một người vượt qua muôn ngàn đau khổ để đi tìm thiên đàng, cuối cùng đã tìm thấy. Anh ta vui sướng đứng trước cửa thiên đàng hô lên: “Tôi đã đến được thiên đàng rồi”. Lúc đó, người gác cổng thiên đàng bỗng nhiên hỏi anh ta: “Đây là thiên đàng ư?”.Anh này ngẩn người ra hỏi: “Chẳng lẽ ông không biết đây là thiên đàng?”. Người gác cổng lắc đầu hỏi: “Anh từ đâu tới”. Anh ta trả lời: “Từ địa ngục”. Nếu bạn khát, nước là thiên đàng; nếu bạn mệt, chiếc gường là thiên đàng; khi bạn thất bại, thành công là thiên đàng; khi bạn đau khổ, vui sướng là thiên đàng; … và nếu bạn chưa đi qua địa ngục thì tuyệt nhiên không thể tìm thấy thiên đàng.
Đăng trong
Giáo trình & tài liệu
Tóm lại, bài “Cây viết máy” là bài học đạo đức ca ngợi gương hạnh từ ái, bao dung khéo ứng xử của cô giáo trước hành động thiếu đức ly tham của học sinh mình, nhưng cô đã khéo léo che chở để cho mọi sự được êm đẹp bằng cách hy sinh tiền bạc của mình để cốt làm sao bảo vệ danh dự cho đứa học sinh phạm khuyết điểm thay vì phê bình kiểm điểm bằng hình thức này, hình thức khác. Một hành động cao thượng thật hiếm cô giáo trong các trường làm được. Tuy vậy, điều quan trọng hơn cả mong sao các nhà lãnh đạo Nhà nước triển khai nhanh chóng nền đạo đức nhân bản - nhân quả của đức Trưởng lão Thích Thông Lạc qua bộ sách Giáo Án Rèn Nhân Cách Đức Hiếu Sinh và Đức Ly Tham vào các trường học thì mới kịp thời ngăn chặn những hành vi xấu xẩy ra ở tuổi học trò hiệu quả nhất, để vai trò giáo dục học sinh mới thành công tốt đẹp.
Đăng trong
Bài làm tu sinh
TAGS
- Nhân quả
- Tu viện Chơn Như
- Đức hiếu sinh
- Duyên hợp
- Duyên tan
- Giáo án rèn nhân cách
- Lớp ngũ giới
- Đức hối hận
- Đức tri ân
- Đức cẩn thận
- Đức ly tham
- Thân hành
- Khẩu hành
- Ý hành
- Cây viết máy
- Đức ứng xử khôn khéo
- Đức quan tâm giáo dục đào tạo
- Đức ly tham bố thí hiếu sinh
- Đức ái ngữ khuyên răn hiếu sinh
- Đức hồi tưởng quá khứ hiếu sinh
- Nguyên Tánh