Dựng lại chánh pháp, chấn hưng Phật giáo
Chánh pháp của Phật là một chân lý, là một nền đạo đức nhân bản - nhân quả của loài người, giúp cho con người sống với nhau mà không làm khổ mình khổ người. Thế mà, con người tuy có duyên nên được đức Phật ra đời trao cho chánh pháp, nhưng chưa đủ để thọ hưởng phước báo ấy nên khiến cho tà giáo ngoại đạo phủ kín. Vì vậy, không còn ai biết đường lối tu tập giải thoát như thế nào. Bởi Phật pháp là để cho người hữu duyên đầy đủ phước báu, chứ không thể để cho người thiếu duyên, thiếu phước. Thế nên, chúng sinh thiếu duyên, thiếu phước, vì thế Phật pháp mới bị chôn vùi hơn 2500 năm tính từ khi đức Phật ra đời cho đến nay. Vào thế kỷ này mới có người tu chứng đạo. Nhờ có người tu chứng đạo nên mới làm cho ánh sáng chánh pháp của Phật soi rọi,
Hoạt động của tưởng uẩn và sự tu tập (Nguyên Trí)
Kính ngưỡng Thầy vô lượng từ bi giảng dạy rõ lại cho con biết sự hoạt động của 4 uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức của 1 người sau khi chết mà Sắc uẩn không hoạt diệt. Thầy dạy Tưởng uẩn hoạt động như chiêm bao của người người ngủ, vậy đến bao giờ Tưởng uẩn mới chấm dứt hoạt động? Nhưng như vậy là thân ngũ uẩn tan rã, vậy người chết sẽ ra sao? Tưởng uẩn hoạt động có phóng xuất từ trường không? Chỗ này con không hiểu. Kính ngưỡng Thầy vô lưỡng từ bi dạy rõ cho con thấy đáo để con áp dụng tu vì con biết chẳng còn bao lâu nữa sẽ “ra đi” do thân nghiệp bệnh nặng và nhiều bệnh, chỉ do nỗ lực tu nên con mới giữ được sắc thân không quá héo sầu như vậy đấy thôi.
Từ trường thiện ác miên viễn
Hỏi: Bạch Thầy! Thầy dạy con người khi khởi những ý niệm thiện hay ác là đã gieo vào không gian những từ trường thiện ác, khi người đó chết đi, những từ trường kia vẫn còn tồn tại? Đáp:Đúng vậy, những từ trường này đều miên viễn, nó không bao giờ tan hoại, vì nó là hình ảnh, âm thanh do hành động thiện, ác của con người phóng ra, nó mãi mãi lưu giữ trong không gian. Còn nguồn gốc đi tái sanh không phải là những từ trường đó, mà là nghiệp lực thiện ác (tập khí). Còn nghiệp lực toàn thiện do sự tu tập ngăn ác diệt ác thì cũng miên viễn, không bao giờ hoại diệt, tức là Niết Bàn của chư Phật.
Nhân quả chúng sanh của bậc A la hán
Hỏi: Người đã chứng quả A la hán còn nhân quả với chúng sanh không? Xin Thầy giảng cho con rõ về vấn đề này! Đáp: Người chứng quả A la hán cũng do cha mẹ sinh ra, cũng có dòng họ, anh em chị em ruột thịt, cũng có cô bác ông bà tổ tiên nhiều đời chứ không phải một đời này, cho nên họ ghi lại những kinh nghiệm tu tập của họ thành sách để lại cho đời là vì họ đền đáp công ơn của những người này, vì thế họ còn nhân quả trong một kiếp hiện tại này mà thôi. Khi trả nhân quả xong là họ ra đi vĩnh viễn không trở lui trạng thái này nữa. Cũng như Phật khi dạy hết pháp thì nhập Niết bàn, Thầy cũng vậy, khi biên soạn xong bộ sách GIỚI LUẬT ĐỨC HẠNH xong thì Thầy xin vĩnh biệt từ giã các con.
Trả nợ nhân quả - (Từ Đức)
À thì như vậy thì bây giờ mình đem hết cái sự hướng dẫn nó rồi, tức là mình phải thấy được cái nghiệp của nó. Như vậy là mình cũng rầy, cũng khuyên, cũng dạy chứ không nên bỏ, nhưng mà nó có làm hay không làm thì đừng nên bận tâm. Trách nhiệm của mình có rầy, có dạy, có khuyên lơn. Bây giờ đi chơi, mình cũng nói, rầy nó vậy thôi, nhưng mà đừng có để cái tâm của mình khổ tâm đối với nó, phải không? Vì nó lên nó đòi nợ mình đó. Mình thiếu nợ nó, nó đòi mình đủ cách. Cho nên, đừng có bỏ mặc vì bỏ mặc thì tội nó, nhưng mà phải nhắc nhở nó, dù nó bớt đi một ngày nó không đi chơi hoặc nó không bỏ đi một ngày đi nữa cũng là mình thấy mình làm tròn bổn phận rồi. Nhưng mà cái nên, cái hư là do cái nghiệp của nó, chứ mình đâu có muốn nó hư.
Ôm pháp đuổi bệnh
Khi có bệnh thì nên ôm pháp mà đuổi bệnh đừng sợ hãi, đừng đi bác sĩ, đừng đi bệnh viện, phải gan dạ một chết vào Niết bàn; hai là bệnh phải ra khỏi thân, nhưng tâm được giải thoát hoàn toàn con ạ!
Phật pháp tuyệt vời - Liễu Kim
Liễu Kim rất vững vàng trong lúc trả nghiệp. Nhưng chỉ có ai tu theo lộ trình Giới, Định, Tuệ của Thầy Chơn Như chỉ dạy thì mới thấy tuyệt vời nhất thế gian. Kính thưa các cư sĩ bốn phương! Nhờ có chánh pháp của Thầy dạy, Liễu Kim đã khéo léo tác ý để ứng dụng vào những lúc cam go khắc nghiệt nhất của cuộc đời, lúc trả nghiệp thân, thọ, tâm, pháp mà trong cuộc sống không ai tránh khỏi, nhất là căn bệnh nan y này, Liễu Kim sẽ phải khổ sở như thế nào? Ngay bây giờ Liễu Kim vẫn phải bình tĩnh, an nhiên, tự tại để chuẩn bị “thanh gươm thư hùng kiếm” của mình làm vũ khí làm chiếc phao đi theo Liễu Kim cho đến khi nào 4 duyên tứ đại tan rã.
Hiến xác cho khoa học
Hiến thân cho khoa học là một việc làm lợi ích cho đời, là tốt. Nhưng con là người tu tập giữ gìn tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự, nếu con chưa làm chủ sanh, già, bệnh, chết thì con hiến xác là con mất cơ hội tu tập trong tưởng uẩn. Khi thân chết thì tưởng uẩn thay thế ý thức tu tập tâm bất động. Nếu thân còn giữ nguyên vẹn thì nó giống như người ngủ. Trong giấc ngủ đó tưởng uẩn con đang tu tập bất động tâm cho đến khi vào Niết bàn thân con mới hoại diệt. Khi Thầy ra đi, Thầy nhập vào định Tứ Thiền để tịnh chỉ hơi thở thì thân Thầy như tượng đá, dù có hiến cho y khoa thì cũng chẳng có lợi ích gì, vì không có kim loại nào mổ xẻ thân Thầy được con ạ!
Cận tử nghiệp Niết Bàn - Liễu Thông
Sinh ra làm người không ai tránh khỏi cái chết. Thế mà sợ chết sao hỡi con! Lúc sắp chết hãy tác ý: “Tâm bất động, thanh thản”. Khi tác ý xong thì giữ tâm yên lặng chừng 1 phút thì lại tác ý nữa. Cứ tác ý như vậy cho đến khi chết. Do không sợ và tác ý như vậy, khi chết sẽ vào Niết bàn không còn tái sanh luân hồi.
Tâm thư gửi các con (02/2/2009)
Nếu bảo rằng nhiệm vụ của các Ngài là bằng mọi giá phải giúp cho hàng phật tử am hiểu và tu tập đúng Phật pháp. Vậy hơn 2500 năm, sao đức Phật và các bậc A La Hán không làm bằng mọi giá giúp cho hàng phật tử am hiểu và tu tập Phật pháp để cho hiện giờ hàng phật tử hiểu sai và làm không đúng chánh pháp của Phật? Vậy có phải ai tin Ngài thì Ngài dạy, còn không tin thì thôi. Bởi đạo Phật là đạo tự nguyện, tự giác không ai có quyền bắt buộc và cũng không ai có quyền khuyến dụ… Còn ngoài đời người ta dùng mọi cách để khuyến dụ người khác là mục đích danh lợi.