Ngày đăng  

07/12/2021, 22:56

Thêm vào albums yêu thích Đăng nhập để tương tác

Thêm vào danh sách của tôi

Vui lòng chọn album bên dưới bạn muốn thêm vào
Bỏ qua
00:00
00:09:32

NỘI DUNG MÔ TẢ

Nhưng các con cứ nghĩ, khi các con cầm cái dao cứa cổ con gà, các con tưởng có cái quả của các con sanh ra một con gà là đủ sao? Cái hành động ác của các con các con phải trả cái quả: Thân con phải bệnh đau, con sẽ bị tai nạn, con sẽ bị cái dằm hoặc là cái gì đó cũng sẽ làm con trầy da, tróc vảy đau đớn, cũng như bị cắt cổ con gà vậy. Nó đâu có phải một quả nó đâu. Một nhân nó đâu có nghĩa là một quả mà nó nhiều quả. Các con hiểu không?

NHÂN QUẢ SÁT SANH

Trích đoạn pháp âm:

“…Nhưng các con cứ nghĩ, khi các con cầm cái dao cứa cổ con gà, các con tưởng có cái quả của các con sanh ra một con gà là đủ sao? Cái hành động ác của các con các con phải trả cái quả: Thân con phải bệnh đau, con sẽ bị tai nạn, con sẽ bị cái dằm hoặc là cái gì đó cũng sẽ làm con trầy da, tróc vảy đau đớn, cũng như bị cắt cổ con gà vậy. Nó đâu có phải một quả nó đâu. Một nhân nó đâu có nghĩa là một quả mà nó nhiều quả. Các con hiểu không?

Bởi vì nhìn qua nhân quả thảo mộc, mấy con mới cảnh giác cho mình, một cái hành động ác làm một cái nhân thì nó sẽ có nhiều quả khổ. Cái quả khổ, từ trường quả khổ đó đi tái sanh tiếp tục để trả cái hành động đó, cái quả đó, và nó còn tiếp diễn những cái quả khác nữa: Trái lớn, trái bé, trái chua, trái chát, chứ đâu có nghĩa là có một loại. Cho nên, nhìn nhân quả thảo mộc mà hiểu được nhân quả con người, chúng ta mới gọi là minh.

Khi hành động ác đó con không phải trả một quả đâu, cho nên suốt cuộc đời con người khổ là do hành động của chúng ta mà chúng ta phải khổ, trừ khi chúng ta tu theo Phật giáo, chúng ta chuyển nhân quả nhưng chúng ta có thoát những quả khổ đó không? Nó giảm chứ chưa hẳn phải hết đâu, cho nên thân chúng ta còn thân nhân quả, mà còn thân nhân quả là chúng ta còn bệnh đau, còn đau khổ chứ đâu phải hết, nay nhức cái vai, mốt đau cái chân, không phải là những cái dao cắt ở trong đó sao? Các con hiểu không?

Khi con cắt cổ con gà, con thấy con gà giãy dụa đau đớn, nhưng mà con không ngờ trong cái thân con sẽ thọ lấy những cái quả đau đớn đó, con không biết. Bởi vì thân con nhân quả, nó phải cộng với sự đau khổ của nhân quả, chớ làm sao chạy đâu trốn khỏi !?

Trừ ra khi mình hết đau khổ là mình phải có đủ đạo lực, cái đau trong cơ thể chúng ta, chúng ta đủ đạo lực chúng ta mới đẩy lui được. Các con thấy niềm tin của các con thôi, và các con thấy các con có sự tu tập để giảm đi những cái ác của mấy con rồi, cho nên mấy con tác ý, mấy con đuổi được những bệnh khổ ở trên thân của mấy con, mấy con có thấy không?

Nếu không có tu tập theo Phật pháp, ngăn ác diệt ác, phỏng chừng mấy con có biết pháp Như lý mà tác ý đuổi bệnh không? Chắc chắn là mấy con sẽ không đuổi bệnh được. Tại sao mấy con cứ nay bệnh, mai đau là có phần mấy con tu sai pháp đó. Chứ mấy con tu đúng pháp, giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì mấy con sẽ đuổi được bệnh, mấy con tu tập mà tâm mấy con còn phiền não, sân hận, còn trách cứ, còn phiền não người khác thì thân mấy con không làm sao không tránh khỏi sự quả đau khổ đó đâu. Bởi vì tâm mấy con như thế nào thì thân mấy con phải chịu lấy những quả khổ đó. Tâm mấy con khổ đau, giận hờn, phiền toái, trách cứ người này ác, người kia thiện, người này tốt, người kia xấu thì mấy con sẽ bị quả, không chạy đâu hết.

Đó là cái phần tu, còn phần đời thì mấy con biết người ta ác lắm, người ta ăn thịt chúng sanh nữa mà, làm sao người ta chạy khỏi !? Còn chúng ta tu, đó là giảm nhiều rồi đó, nhưng chúng ta cũng chưa tránh khỏi những cái quả đau khổ…”

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Chánh kiến

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Từ Tuệ

Tóm lại, khi nhìn thấy hình sắc xấu, tốt cũng như khi nghe âm thanh thuận tai, chướng tai, khi cảm giác êm ấm, thoải mái dễ chịu, khi ngửi một mùi thơm hay thối đều không có chướng ngại thân tâm thì đó là Chánh kiến; khi lục căn tiếp xúc lục trần không dính mắc là Chánh kiến, tức là một sự hiểu biết mà không có khổ đau, đó là Chánh kiến.

Ái kiết sử

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Khi tu tập xả tâm tức là con tu tập đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người là con đã trả vay nghiệp nhân quả của tiền kiếp, trả vay nhân quả của tiền kiếp tức là con bứt bỏ thất kiết sử, khi bứt bỏ thất kiết sử thì con không còn phóng dật, tâm con không còn phóng dật tức là tâm định trong thân con, tâm định trong thân thì tâm thường thanh thản, an lạc và vô sự.
5.0
Tổng 1 lượt bình luận

Ban biên tập

11:11 07 Th12 2021
1

“Khi con cắt cổ con gà, con thấy con gà giãy dụa đau đớn, nhưng mà con không ngờ trong cái thân con sẽ thọ lấy những cái quả đau đớn đó, con không biết. Bởi vì thân con nhân quả, nó phải cộng với sự đau khổ của nhân quả, chớ làm sao chạy đâu trốn khỏi!?” (Trưởng lão Thích Thông Lạc)

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Mỹ Thiện

  • Album

    Nhân quả

  • Địa điểm

    Tu viện Chơn Như

  • Thời gian

    12/2005

  • Thể loại

    Vấn đạo

  • Dữ liệu

    mp3

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone

  • Ghi chú

    Vấn đạo trong lớp Chánh kiến