Ngày đăng  

19/08/2021, 16:47

NỘI DUNG MÔ TẢ

Một cộng đồng nhân quả trong một gia đình, người nào tuổi trẻ mà chết trước là người đó đã trả xong nhân quả trong cộng đồng đó. Khi trả xong dù muốn sống thêm một ngày cũng không thể sống thêm được nữa. Do vậy mới bảo rằng luật nhân quả quá khắc nghiệt. Người còn sống là còn nợ nhân quả, sao các con không lo trả cho hết? Người trả xong nợ nhân quả thì các con phải vui mừng cớ sao lại buồn khóc, thật là đảo điên!
Trưởng lão Thích Thông Lạc

Chơn Như, ngày 30 tháng 4 năm 2001

BIỆT LY SANH TỬ

Kính gửi: Liễu Tâm!

Câu chuyện biệt ly sanh tử của gia đình nhà con là những câu chuyện nức nở thương tâm đau khổ thường xảy ra trong kiếp sống của con người mà mỗi gia đình nào cũng không tránh khỏi.

Luật nhân quả quá khắc nghiệt vì sự công bằng và công lý của nó. Nó chẳng động lòng thương xót và chẳng tư vị một ai.

Trong cuộc sống, gia đình là một cộng nghiệp của nhân quả. Vui buồn, khổ đau hay hạnh phúc, phiền não, bất toại nguyện,… đều là do sự trả vay, vay trả của nhân quả.

Một cộng đồng nhân quả trong một gia đình, người nào tuổi trẻ mà chết trước là người đó đã trả xong nhân quả trong cộng đồng đó. Khi trả xong dù muốn sống thêm một ngày cũng không thể sống thêm được nữa. Do vậy mới bảo rằng luật nhân quả quá khắc nghiệt.

Cháu Thanh Phước cũng vậy, cháu đã trả xong nợ nhân quả, vì thế cháu phải ra đi, ra đi vĩnh viễn vì cháu đã hết nợ trong cộng đồng đó. Riêng các con không thấy được nợ vay của luật nhân quả mà cho đến giờ này còn khóc thương thảm thiết.

Thầy xin nêu một ví dụ để con hiểu cho rõ ràng: Ví như, con là một người thiếu một món nợ rất lớn của một ông chủ, con phải đến nhà của ông chủ nợ cố gắng làm lụng hết sức mình để trả cho xong món nợ. Khi con đã trả xong món nợ, con rời khỏi gia đình ông ta thì ông ta kêu khóc thảm thiết lúc nào cũng muốn con ở lại làm cho ông ta nữa. Như vậy, con có thấy ông ta công bằng không? Và con là người đã trả nợ xong thì con vui mừng rời khỏi gia đình ông ta thì hạnh phúc biết bao! Vì không còn nợ nần gì nữa.

Như vậy, con nên tư duy theo luật nhân quả thì sự thương khóc của con có công bằng không? Khi cháu Thanh Phước đã trả xong nợ nhân quả của cộng đồng gia đình con, cháu ra đi như trong thư con đã thuật lại: “Cháu rất hiền lành và tốt bụng, thương yêu vợ con hết mực, hiếu thảo với cha mẹ bốn bên, đối với bạn bè cơ quan ai cũng khóc thương…”. Nhờ những sự tốt bụng này tức là thiện pháp mà cháu Thanh Phước đã trả xong món nợ nhân quả quá nhanh, vì thế cháu ra đi lúc đầu còn xanh tóc vừa mới 45 tuổi.

Nếu cháu Thanh Phước còn nghe thấy tiếng khóc thương của con và mọi người thì cháu rất buồn, vì cháu đã trả xong nợ mà cứ kêu gọi đòi nợ cháu hoài thì cháu rất khổ và không hài lòng phải không hỡi con?

Sao các con lại vô minh đến thế? Người còn sống là còn nợ nhân quả, sao các con không lo trả cho hết? Người trả xong nợ nhân quả thì các con phải vui mừng cớ sao lại buồn khóc, thật là đảo điên!

Cuộc đời là một bi hài kịch trên sân khấu nhân quả, có gì thật đâu mà phải thương khóc, hết đóng vai này đến đóng vai khác và luôn luôn tiếp diễn những trò ảo ảnh đó vô cùng, vô tận. Thế mà các con tự chuốc lấy khổ đau cho mình mà không biết, đó là vô minh, thiếu sự hiểu biết.

Cháu Thanh Phước ra đi là nhắc nhở cho con thấy: “Đời là vô thường, là khổ đau và cuối cùng là không có gì cả!”. Chính con là người vay nợ nhân quả rất nhiều, do đó chính con là người chịu khổ đau nhiều nhất trong cộng đồng gia đình này. Nếu con không gặp chánh pháp của Phật thì giờ này con sẽ trở thành người điên mất.

Khi đọc xong những bức thư này con hãy tự tư duy suy nghĩ để tự cứu mình ra khỏi sự vô minh ngu dại của mình đã tự dày vò, đã tự làm khổ đau cho mình mà cứ mãi làm khổ đau không dứt, đó là một điều thiếu đạo đức nhân bản đối với mình con ạ!

Hãy đứng lên, tự thắp đuốc đạo đức mà đi, đừng để sống trong đêm đen tối mờ mịt mà món nợ nhân quả chưa biết kiếp nào trả xong.

Thầy có lời thăm và chúc con quán xét xả tâm tốt để có một bầu trời thanh thản, an lạc và vô sự.

Kính ghi,

Thầy của các con

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Xem thêm

Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Viên Minh

Sống trong các đối tượng thì chúng ta phải luôn luôn dùng đôi mắt và trí tuệ của chúng ta phải thấy bằng nhân quả thiện ác, chứ không nên sống bằng đúng sai phải trái. Dưới tâm dục của mình thì cái gì của mình cũng đúng hết, cái gì của người khác cũng là sai, do đó mình làm sao biết cái sai, cái đúng được.

Ái kiết sử

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Khi tu tập xả tâm tức là con tu tập đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người. Không làm khổ mình khổ người là con đã trả vay nghiệp nhân quả của tiền kiếp, trả vay nhân quả của tiền kiếp tức là con bứt bỏ thất kiết sử, khi bứt bỏ thất kiết sử thì con không còn phóng dật, tâm con không còn phóng dật tức là tâm định trong thân con, tâm định trong thân thì tâm thường thanh thản, an lạc và vô sự.
5.0
Tổng 2 lượt bình luận

Phan Hải

08:45 15 Th4 2023
0

Anh trai con vì ăn nhậu say xỉn nên bị tai nạn giao thông và ra đi khi tuổi đời mới được 27. Ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ còn chưa trả thì làm sao gọi là hết nợ nhân quả được? Người phàm phu khi chết nhân quả sẽ tương ưng tái sanh để tiếp tục vay trả thì làm sao gọi là trả hết nợ nhân quả được. Con không được rõ và mong được giải đáp ạ.

Ban biên tập

10:57 26 Th5 2022
0

Người nào trả xong nhân quả thì họ sẽ ra đi.

VIẾT BÌNH LUẬN

THÔNG TIN BỔ SUNG

  • Tác giả

    Trưởng lão Thích Thông Lạc

  • Đối tượng

    Thích Nữ Liễu Tâm

  • Thời gian

    30/4/2001

  • Khổ giấy

    13 x 20.5 cm

  • Số trang

    10

  • Thể loại

    Tâm thư

  • Dữ liệu

    file pdf, epub

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Phù hợp cho

    Máy tính, máy tính bảng, smartphone